Nội dung chính
Khi mua xe nâng, chủ xe thường chỉ qua tâm đến giá xe đắt hay rẻ, mà bỏ qua những chi phí khác. Tuy nhiên, trên thực tế chi phí cần phải trả không chỉ có vậy mà còn có những chi phí như bảo dưỡng, phụ kiện, linh kiện, vận hành,…. Đặc biệt, với loại xe nâng hàng là xe phục vụ các công việc sản xuất, kinh doanh thì các yếu tố bảo hành, bảo dưỡng xe càng quan trọng hơn. Vậy chi phí dành cho các yếu tố này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
>>>Xem thêm: Dịch vụ cho thuê xe nâng uy tín, chất lượng
Chi phí tài chính: ( financial/ service cost)
Đây là chi phí để thuê/mua xe và các loại phí bảo trì hàng năm. Giá xe sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thương hiệu, công suất, năm sản xuất xe. Do đó, cần xem xét nhu cầu để mua loại xe phù hợp, đảm bảo tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, xe nâng điện sẽ có chi phí cao hơn xe nâng dầu khoảng 40 – 50%. Nhưng bù lại thì xe nâng điện sẽ có vòng đời sử dụng lâu hơn loại xe dầu.
Tải trọng nâng
Tải trọng nâng của xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của xe nâng. Tùy theo mục đích và nhu cầu thực tế của kho xưởng cũng như đặc điểm của mặt hàng cần nâng hạ mà chủ doanh nghiệp cần tính toán để chọn tải trọng nâng của xe phù hợp. Công suất xe càng cao, tải trọng và chiều cao nâng càng cao thì phí mua xe cũng càng cao.
Thường, khi chọn xe nâng hàng thì nên chọn loại xe nâng vượt tiêu chí tải trọng cần thiết là 500kg. Điều này sẽ đảm bảo được năng suất lao động, hỗ trợ tốt khi nâng hàng vượt tải trọng.
Tải trọng nâng ảnh hưởng đến chi phí mua xe
Chiều cao khung nâng
Chiều cao khung nâng rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nâng càng cao thì tải trọng phải càng giảm để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Tùy từng yêu cầu công việc mà bạn có thể chọn khung nâng thích hợp nhất. Nếu chiều cao nâng hạ cố định thì cần chọn mua xe có khung cao cần thiết.
Thương hiệu xe nâng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất xe nâng hàng được nhiều khách hàng lựa chọn, uy tín nhất phải kể đến các thương hiệu đến từ Nhật Bản như: Komatsu, Toyota, TCM, Nichiyu,…. Giá xe nâng hàng đến từ những thương hiệu này sẽ cao hơn so với một số thương hiệu của Trung Quốc. Tuy nhiên, thay vào đó thì độ bền và công nghệ sản xuất xe của Nhật lại tốt hơn.
Bạn có thể bỏ ra vài chục, vài trăm triệu để mua một chiếc xe nâng hàng giá rẻ. Tuy nhiên, sau 1 – 2 năm sử dụng thì xe bắt đầu xuống cấp và hư hại. Lúc này, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa sẽ cao hơn nhiều so với việc bạn đầu tư ngay từ đầu để mua một chiếc xe chất lượng. Chính vì thế, cần hết sức cân nhắc khi chọn mua xe.
Thương hiệu xe nâng quyết định đến giá thành xe
Chi phí nhiên liệu (energy cost)
Phí nhiên liệu có thể hiểu là loại phí đầu tư riêng để mua/nạp nhiên liệu cho xe vận hành. Trong 2 loại xe nâng phổ biến hiện nay thì phí nhiên liệu cho xe nâng điện sẽ thấp hơn khoảng 85 – 90% phí xăng dầu hay gas cho xe chạy bằng dầu. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh phí dưới đây để hiểu rõ hơn.
Bảng so sánh phí nhiên liệu
Như ta thấy, xe nâng dùng xăng dầu có phí đầu tư thấp nhất nhưng khả năng tiêu hao nhiên liệu lại cao nhất, cao hơn gấp 9 lần so với xe điện. Trong khi đó loại xe dầu hiệu suất cao hơn nhưng phí nhiên liệu cũng cao hơn gấp 5 lần so với xe điện.
Chi phí phụ kiện (attachments cost)
Để đầu tư hoàn chỉnh cho một chiếc xe nâng hàng thì không thể thiếu các phụ kiện xe. Bởi phụ kiện là vô cùng cần thiết, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cũng như công suất của xe nâng. Ví dụ, bạn sử dụng xe nâng cho các công việc đặc thù như kéo đẩy, kẹp gạch, kẹp giấy,… thì bạn cần phải có phụ kiện để gắn vào xe. Lúc này, chi phí dành cho phụ kiện đi kèm sẽ làm tăng tổng chi phí xe lên khá nhiều. Do đó, khi mua xe nâng bạn cần lưu ý đến loại phí phụ kiện này.
Xe nâng cần có phụ kiện đi kèm
Chi phí vận hành (Driver cost)
Phí vận hành có thể hiểu là toàn bộ các loại phí liên quan đến việc làm sao để một chiếc xe nâng có thể hoạt động bình thường, bao gồm cả phí đào tạo lái xe và bảo dưỡng sản phẩm. Với những công việc cần dùng xe nâng thường xuyên thì bắt buộc phải thuê người lái sẽ đảm bảo hiệu quả tối ưu trong công việc. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng nhất thời hoặc ít dùng xe thì nhân viên kho bãi hay chủ xe có thể tự học để tự vận hành xe. Điều này sẽ đảm bảo tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Chi phí vận hành là vô cùng cần thiết và không thể thiếu
Chi phí bảo dưỡng (Maintenance cost)
Trong quá trình hoạt động, việc xe bị hỏng và gặp sự cố là điều không thể tránh khỏi. Có thể thấy, không phải mọi loại xe nâng đều có chất lượng như nhau. Nếu bạn mua xe rẻ thì tuổi thọ của xe sẽ không kéo dài, xe cũng không đảm bảo sẽ hoạt động được 100% và tỷ lệ bị hư hỏng cũng cao hơn. Do đó, để đảm bảo nhất thì cần tiến hành bảo dưỡng, bảo trì xe định kỳ. Điều này tuy tốt trong việc kéo dài tuổi thọ của xe cũng nâng cao hiệu suất nhưng nó lại làm phát sinh thêm một khoản phí dành cho xe nâng.
Như vậy, có thể thấy, để sử dụng và vận hành một chiếc xe nâng hàng thì ngoài phí đầu tư mua xe ban đầu, chủ xe còn cần đầu tư nhiều loại phí khác để đảm bảo xe hoạt động ổn định, lâu dài. Hy vọng với những thông tin trong bài viết phía trên sẽ hữu ích với bạn.