06/10/2022 80 Views

Những quy định cần biết khi thực hiện kiểm định xe nâng hàng

Xe nâng hàng hay xe Forklift, là một loại xe công nghiệp chuyên dùng trong các kho bãi, nhà xưởng giúp di chuyển hàng hóa bằng càng nâng chuyên dụng với chiều cao và mức nâng hạ khác nhau. Hiện nay, để đảm bảo xe nâng hàng hoạt động tốt và an toàn nhất trong suốt quá trình sử dụng thì không thể bỏ qua quá trình kiểm định xe. Vậy kiểm định xe nâng hàng là gì? Vì sao cần phải kiểm định xe nâng hàng? Có những quy định kiểm định xe nâng hàng nào cần biết? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất.

>>>Xem thêm: Cho thuê xe nâng điện giá tốt

Kiểm định xe nâng hàng là gì?

Kiểm định xe nâng hàng là một quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn của xe. Thông qua quá trình này sẽ giúp kiểm tra, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của xe dựa trên các quy định hiện hành nhằm đảm bảo an toàn cho xe và người lao động trong suốt quá trình sử dụng.

Kiểm định xe nâng hàng là gì

Kiểm định xe nâng hàng là một quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn của xe

Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện kiểm định xe nâng hàng?

Kiểm định xe nâng là một quy trình cần phải thực hiện với bất kỳ xe nào và doanh nghiệp nào. Đây là bước vô cùng quan trọng giúp kiểm tra an toàn sử dụng của xe và đảm bảo các điều kiện vận hành tốt nhất. Khi thực hiện kiểm định sẽ được:

  • Biết được các yếu tố kỹ thuật của xe thế nào trước khi vận hành, bảo đảm an toàn cho người vận hành xe.
  • Biết được xe phù hợp vận chuyển loại hàng hóa nào để vận chuyển, trọng lượng ra sao,…. Đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng hóa
  • Là một hình thức đảm bảo doanh nghiệp đã tuân thủ đúng các quy định hiện hành khi sử dụng xe và an toàn lao động.
  • Các giấy tờ, văn bản kiểm định sẽ được lưu giữ như một bằng chứng pháp lý cho khách hàng và đơn vị bảo hiểm khi có sự cố xảy ra.

Khi nào cần thực hiện kiểm định an toàn xe nâng?

Có 3 giai đoạn cần thực hiện kiểm định an toàn xe nâng mà doanh nghiệp cần chú ý, cụ thể:

  • Kiểm định lần đầu tiên: Ở lần kiểm định đầu tiên cần kiểm định an toàn kỹ thuật của xe đảm bảo đủ các yếu tố an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Nếu không đạt tiêu chuẩn thì không được phép vận hành.
  • Kiểm định định kỳ: Dù là bất cứ máy móc hay xe nào thì việc kiểm tra định kỳ là không thể thiếu. Với xe nâng hàng, kiểm tra định kỳ sẽ gồm nhiều yếu tố nhưng đều phụ thuộc và dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, kỹ thuật an toàn. Thông thường, cứ 2 năm sử dụng cần phải kiểm định 1 lần. Nếu xe thuộc loại cũ thì thời gian sẽ rút ngắn đi còn khoảng 6 tháng/lần. Trường hợp thời gian kiểm định bị rút ngắn đi thì đơn vị kiểm định phải nêu rõ lý do.
  • Kiểm định bất thường: thường áp dụng với những dòng xe cũ và xe có hiệu suất cao. Đây là hành động kiểm định, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của xe sau khi có sự cố xảy ra hoặc thực hiện theo các yêu cầu kiểm tra bất thường từ cơ quan chức năng.

Khi nào cần kiểm định xe nâng

Khi nào cần kiểm định xe nâng

Loại xe nâng hàng nào cần kiểm định

Tất cả các loại xe nâng hàng có tải trọng thiết kế từ 1 tấn trở lên và có dùng động cơ thì cần phải tiến hành kiểm định. Không phân biệt xe mới, xe cũ, xe ngồi lái hay đứng lái, xe nâng dầu hay nâng điện. Xe cần kiểm tra và đảm bảo các yếu tố an toàn kỹ thuật mới được sử dụng. Đồng thời, doanh nghiệp cần dựa trên kết quả kiểm định để khai báo với Sở LĐTBXH địa phương trước khi đưa xe vào vận hành.

Điều kiện kiểm định

Điều kiện để tiến hành kiểm định xe nâng hàng gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện, thiết bị kiểm định. Đảm bảo các thiết bị phải luôn sẵn sàng trước khi sử dụng. Các thiết bị phục vụ kiểm định sẽ gồm: dụng cụ đo lường cơ khí (đo độ dài, đo đường kính); thiết bị đo vận tốc dài, vận tốc vòng, dụng cụ đo điện và các thiết bị kiểm định khác theo yêu cầu.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kỹ thuật
  • Phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các vấn đề về vệ sinh an toàn lao động để vận hành thiết bị
  • Các yếu tố thời tiết và môi trường đủ điều kiện cũng sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn về thiết bị nâng cần đáp ứng

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kiểm định bị xe nâng cần đáp ứng được trong quá trong quá trình kiểm định an toàn phải đủ điều kiện và sự cho phép của cơ quan chức năng nước sở tại. Các quy định như sau:

  • QCVN25:2015/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000kg trở lên
  • QCVN22:2010/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
  • QCVN13:2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
  • QTKĐ17:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
  • TCVN4244:2005: Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN4755:1989: Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
  • TCVN5207:1990: Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
  • TCVN5179:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
  • TCVN7772:2007: Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại

Các đơn vị kiểm định có thể áp dụng các quy chuẩn nước ngoài trong quá trình kiểm định. Tuy nhiên, các quy chuẩn này không được thấp hơn tiêu chuẩn quy định trong nước.

Quy trình các bước thực hiện kiểm định an toàn xe nâng

Kiểm định xe nâng hàng cần thực hiện lần lượt theo các bước với quy trình như sau:

Kiểm tra các hồ sơ kỹ thuật của xe nâng

Trước khi thực hiện kiểm định, đơn vị kiểm định cần thống nhất với cơ sở về kế hoạch kiểm định. Đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để quá trình kiểm định diễn ra thuận lợi.

Sau đó cần tiến hành kiểm tra hồ sơ xe nâng như sau:

  • Với thiết bị lần đầu kiểm định cần phải kiểm tra lý lịch, hồ sơ của thiết bị và giấy chứng nhận hợp quy đã được cấp phép theo quy định.
  • Với những xe thực hiện kiểm tra định kỳ thì cần xem lý lịch, hồ sơ của xe. Tiếp đến kiểm tra hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và các kết quả đã kiểm định trước đó.
  • Với với xe kiểm định bất thường: ngoài lý lịch và hồ sơ của xe thì đơn vị kiểm tra cần kiểm tra hồ sơ vận hành, sử dụng, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước đó. Đồng thời phải xe cả các biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng để biết được đánh giá thế nào.

Sau khi kiểm tra hồ sơ thì cần thực hiện đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ. Nếu không đảm bảo thì cơ sở cần có biện pháp bổ sung, khắc phục. Thực hiện chuẩn bị đủ các phương tiện kiểm định và xây dựng những biện pháp kiểm định an toàn tại cơ sở trước khi kiểm định.

Kiểm tra hồ sơ xe nâng

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của xe nâng

Thực hiện kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Thực hiện kiểm tra kỹ thuật bên ngoài phải đảm bảo ở nơi có mặt bằng thông thoáng, đủ sáng, nền móng vững, có đầy đủ cảnh báo, hướng dẫn và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện kiểm định. Các yếu tố cần kiểm định gồm:

  • Kiểm tra ghi nhãn: mã hiệu, kích thước, hình dáng, chủng loại, số động cơ, số khung số xuất xưởng,….
  • Kiểm định khung, sàn, thân vỏ, đối trọng: đảm bảo khung xe được giữ nguyên, không thay đổi hay cong lệch so với hồ sơ kỹ thuật. Sàn bệt cần được định vị chắc chắn với khung. Thân bỏ không bị vỡ, rách và chắc chắn. Đối trọng đảm bảo đúng hồ sơ nhà sản xuất, không bị biến dạng.
  • Kiểm tra buồng lái: đảm bảo có mái che và khung bảo vệ chắc chắn bên ngoài. Phần bàn đạp ga, phanh và côn không bị biến dạng và có đầy đủ.
  • Kiểm tra thiết bị công tác: gồm các kiểm tra về tình trạng kỹ thuật của khung nâng, khung đỡ, khung tựa, cơ cấu mang tải, xích nâng hạ, puly, trục cố định puly.
  • Kiểm tra hệ thống thủy lực: đảm bảo kỹ thuật của xilanh nâng hạ khung, xi lanh nghiêng khung và xi xanh điều chỉnh khoảng cách càng nâng không biến dạng hay rò rỉ. Đồng thời các đầu nối, ống dẫn thủy lực không bị nứt vỡ hay biến dạng mà phải thật chắc chắn.
  • Hệ thống chiếu sáng, quan sát: số lượng và vị trí, tình trạng của các đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gương.
  • Hệ thống di chuyển: kiểm tra kỹ bánh xe và kỹ thuật cầu xe.
  • Hệ thống phanh: kiểm tra kỹ thuật của bàn đạp, cần phanh, đường ống dẫn dầu,….

Kiểm tra kỹ thuật xe nâng

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài xe nâng

Thực hiện các đánh giá kỹ thuật

  • Kiểm tra không tải

Cho xe hoạt động không tải để kiểm tra hoạt động của các cơ cấu, hệ thống gồm:

+ Hệ thống thủy lực

+ Hệ thống tín hiệu: gồm èn chiếu sáng và đèn tín hiệu, Còi điện, còi lùi

+ Hệ thống di chuyển: gồm các ống dẫn dầu, thùng chứa, bơm, động cơ thủy lực

+ Hệ thống phanh: kiểm tra dựa trên vận tốc di chuyển của xe

  • Các chế độ thử tải và phương pháp thử: gồm thử tải tĩnh, thử tải động và thử phanh tay

Xử lý kết quả kiểm định

Kết quả kiểm định sẽ được xử lý như sau:

  • Lập biên bản kiểm định gồm đủ các nội dung theo mẫu quy định
  • Thông qua biển bản kiểm định với các thành phần gồm: đại diện cơ cở/người được uy quyền, người được cử tham gia, chứng kiến định và kiểm định viên
  • Ghi tóm tắt kết quả kiểm định
  • Dán tem kiểm định
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định

Chi phí thực hiện kiểm định thiết bị xe nâng hàng

Mức giá dịch vụ kiểm định kỹ thuật xe nâng sẽ được quy định tại biểu giá dịch vụ sau đây:

Gía dịch vụ kiểm định xe nâng hàng 1

Gía dịch vụ kiểm định xe nâng hàng 2

Gía dịch vụ kiểm định xe nâng hàng 3

Lưu ý:

  • Mức giá trên đã gồm VAT
  • Giám đốc các tổ chức hoạt động ATLĐ sẽ quy định mức giá cụ thể dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy, vật tư, thiết bị,..
  • Các tổ chức kiểm định kỹ thuật ATLĐ cần có trách nhiệm gửi văn bản quy định mức giá cụ thể về cục ATLĐ, Bộ lao động – Thương binh và xã hội để kiểm tra, theo dõi.

Trên đây là tổng hợp các quy định về kiểm định xe nâng hàng chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Zalo