12/10/2022 652 Views

Hướng dẫn bảo dưỡng xe nâng chi tiết [ĐÚNG KỸ THUẬT]

Bảo dưỡng xe nâng là một trong những hoạt động định kỳ đóng vai trò quan trọng, trong việc đảm bảo tình trạng vận hành ổn định và bền bỉ cho máy móc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, việc lưu ý tiến hành quy trình bảo dưỡng đúng kỹ thuật là điều không thể bỏ qua.

Vì sao cần bảo dưỡng xe nâng?

bảo dưỡng xe nâng

Xe nâng là một trong những loại phương tiện luôn phải hoạt động với tần suất cao hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn phải làm việc trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, cả trong nhà và ngoài trời. Thông thường, đây là giải pháp tối ưu của phần lớn các doanh nghiệp trong việc nâng hạ hàng hóa có tải trọng lớn, số lượng nhiều hoặc hỗ trợ làm việc ở các công trình xây dựng quy mô vừa và lớn.

Chính bởi đặc thù công việc như vậy, xe nâng luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ sự cố. Bên cạnh đó, nó lại luôn cần giữ được trạng thái ổn định, bền bỉ lâu dài thì mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu vận hành liên tục thường xuyên. Để đảm bảo những yêu cầu trên cũng như ứng phó kịp thời với vấn đề hỏng hóc, bảo dưỡng xe nâng định kỳ chính là công tác vô cùng cần thiết mà bất cứ đơn vị doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng.

Quy tắc bảo dưỡng xe nâng đúng kỹ thuật

bảo dưỡng xe nâng 3

Khi tiến hành bảo quản xe nâng, chúng ta cần chú ý về các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:

1 / Đối với công việc bảo quản xe dùng hàng ngày

+ Khi sử dụng xe mỗi ngày, chúng ta nên đậu xe vào một vị trí khô ráo, thoáng mát, không bị ngập nước và có mái che mưa che nắng sau khi kết thúc công việc cần dùng đến xe.

+ Cần kiểm tra phanh gài xem đã đúng chưa, phải chắc chắn càng nâng đã thẳng đứng và hướng xuống mặt đất.

+ Trước khi rời khỏi xe, di chuyển cần nâng và độ nghiêng của đòn bẩy một vài lần để giải phóng hết áp lực dư thừa còn tồn đọng trong xilanh.

2 / Đối với công việc bảo quản xe sử dụng định kỳ theo tuần hoặc tháng

+ Cần có vị trí đậu xe có mái che mưa che nắng, không ngập nước, thoáng mát trong thời gian dài.

+ Che đậy ống xả hơi và một số bộ phận khác có khả năng bị xâm nhập bị độ ẩm.

+ Ngắt kết nối cắm pin để ngăn ngừa sự cố xe phóng điện.

+ Chú ý thường xuyên bôi mỡ chống han gỉ ở trục, khớp và các bộ phận tiếp xúc của xe nâng.

+ Nên tiến hành bôi trơn ở những điểm cần thiết để tránh tình trạng xe bị khô khi ít dùng.

+ Vận hành xe nâng ít nhất một lần mỗi tuần để hạn chế trường hợp trì trệ động cơ.

+ Sau khi bảo dưỡng xe nâng cần phải bơm mỡ cho xe và vô nhớt xích nâng. Bên cạnh đó cũng cần vô mỡ ở tất cả các bạc đạn bánh xe.

3 / Những lưu ý khi bảo dưỡng xe nâng

+ Cần vệ sinh bộ lọc gió sau khi sử dụng tối thiểu 70h.

+ Thay nhớt cho xe sau khi sử dụng liên tục 170h, mỗi lần cần thay đủ 8 lít nhớt loại 40.

+ Sau 2 lần thay nhớt thì tiến hành thay lọc nhớt 1 lần.

+ Chú ý kiểm tra dầu thắng thường xuyên, nếu thấy dầu đổi màu loại dầu thắng là 3 – 2.

+ Thay lọc dầu định kỳ sau khi chạy liên tục khoảng 1000h.

+ Trong 20.000h sử dụng, kiểm tra nhớt thủy lực nếu thấy nhớt đổi sang màu đen thì thay nhớt thủy lực loại nhớt 10 (khoảng 50 lít).

+ Sau 20.000h thì tiến hành thay nhớt hộp sớ loại 90.

Quy trình bảo dưỡng xe nâng chi tiết

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu cho quá trình bảo dưỡng xe nâng, chúng ta nên tuân thủ quy trình chi tiết sau:

Với xe nâng dầu/gas

bảo dưỡng xe nâng 2

+ Tiến hành vệ sinh lọc gió: Công tác này nên thực hiện sau khoảng 70h vận hành máy.

+ Thay dầu máy sau khi xe đã vận hành liên tục 500h.

+ Thay lọc dầu, thay lau dầu số 1 định kỳ sau 1000 giờ hoạt động. Thông thường, sẽ sử dụng dầu SAE 15W40 nhưng cũng có thể thay đổi tùy theo mẫu xe. Thời điểm này cũng nên tiến hành thay dầu hộp số (sử dụng dầu SAE 100W).

+ Thay dầu thủy lực sau khi đã sử dụng xe 2000h. Có thể sử dụng nhớt thủy lực là dầu ISO VG-46 hoặc ISO VG-68.

+ Thay dầu cầu định kỳ sau khoảng 500h hoạt động. Có thể dùng dầu SAE 75W80 hoặc 80W90.

+ Thường xuyên kiểm tra dầu phanh, nếu thấy dầu đổi màu thì thay mới bằng dầu SAE J1703F.

+ Bơm mỡ, tra nhớt xích nâng, tra mỡ bạc đạn bánh xe sau khi hoàn tất quá trình bảo dưỡng xe nâng.

Bên cạnh việc chú ý tiến hành bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên, trước khi khởi động xe chúng ta cũng cần chú ý:

+ Kiểm tra nhớt máy, nước ở két nước, dầu thắng

+ Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn để đảm bảo an toàn

+ Kiểm tra hệ thống nhớt thủy lực, các xích nâng,…

>>>Xem thêm: Xe nâng tay siêu thấp chính hãng, chất lượng cao

Với xe nâng điện

bảo dưỡng xe nâng 1

+  Sau khi vệ sinh phải làm khô máy. Có thể dùng xăng hoặc dầu hỏa để làm sạch gỉ sét, các vết dơ bẩn.

+ Vệ sinh định kỳ sạch sẽ bình ắc quy, kiểm tra nước bình và châm nước bình ắc quy nếu thấy thiếu.

+ Kiểm tra hệ thống sạc xem có tự động ngắt khi đầy không. Nếu không để ý hoặc để bình bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của bình.

+ Chú ý bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động. 

+ Tiến hành kiểm tra định kỳ hệ thống thủy lực, van, ống dẫn nhớt, nhớt thủy lực xem có thiếu không thì châm thêm. Trong trường hợp nhớt thủy lực không thể sử dụng thì cần thay thế ngay.

+ Kiểm tra định kỳ động cơ chạy, động cơ thủy lực phần nâng hạ, bơm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn các cơ cấu chuyển động.

+ Tiến hành vệ sinh bo mạch điện tử, kiểm tra socket, đầu nối dây điện. Nếu phát hiện hiện tượng hư hỏng thì cần tiến hành thay thế hoặc cần có giải pháp cách điện tối ưu nhất.

+ Kiểm tra thường xuyên hệ thống thắng, đèn, còi.

+ Kiểm tra thường xuyên hệ thống trợ lực lái, kiểm tra chuyển động của hệ thống trợ lực lái, bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.

Kết bài

Trên đây là những thông tin hướng dẫn chi tiết nhất về quy trình bảo dưỡng xe nâng đúng kỹ thuật. Hi vọng, dựa vào đây bạn sẽ có được biện pháp chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho máy móc, thiết bị của mình. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *