16/03/2023 19 Views

Hàng tồn kho là gì? Cách quản lý hàng tồn kho bạn nên biết

Mỗi khi nhắc đến hàng tồn kho, chưa chắc tất cả trong số chúng ta đều nắm được chính xác định nghĩa hàng tồn kho là gì. Thậm chí, một số người còn cho rằng hàng tồn kho là những mặt hàng hết hạn không còn sử dụng được nữa. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn cũng chưa biết định nghĩa chính xác hàng tồn kho, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là những sản phẩm hoặc vật phẩm mà công ty hoặc doanh nghiệp sản xuất hoặc mua vào để bán nhưng chưa được tiêu thụ hoặc bán hết và đang được lưu trữ trong kho hoặc các vị trí khác.

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho có thể là sản phẩm thô, thành phẩm hoặc phụ tùng, linh kiện, vật tư, nguyên liệu hoặc hàng hóa đã đóng gói sẵn để bán. Hoặc hàng tồn kho cũng có thể là hàng hóa, sản phẩm được doanh nghiệp giữ lại để bán ra sau cùng. Hiểu đơn giản rằng, chúng là mặt hàng dự trữ để bán và kèm theo những thành phần khác để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mới.

Hàng tồn kho có thể tồn tại dưới 3 hình thái dưới đây:

  • Hàng tồn kho là loại hàng hóa, sản phẩm được giữ để bán trong kỳ kinh doanh bình thường.
  • Hàng tồn kho có thể đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Hàng tồn kho là những nguyên vật liệu, dụng cụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ

Hàng tồn kho bao gồm những gì?

Thông thường, hàng tồn kho được phân chia theo 2 tiêu chí đó là chủng loại và đặc tính. Cụ thể như sau:

Chủng loại Đặc tính
– Những loại hàng hóa được nhập về để bán: Hàng mua đang trên đường đi, hàng đang được gửi đi để gia công chế biến, hàng bất động sản,…

– Sản phẩm còn dang dở: Sản phẩm đang được hoàn thiện, sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được làm thủ tục nhập kho

– Những sản phẩm của tồn kho hoặc đang được gửi đi để bán

– Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được doanh nghiệp nhập để sản xuất

– Các công cụ, dụng cụ được gửi đi gia công biến hoặc đã mua nhưng đang được gửi đi trên đường. 

– Hàng hóa vật tư: Thiết bị văn phòng, bóng đèn, nhiên liệu,…

– Hàng hóa nguyên liệu

– Bán thành phẩm & thành phẩm

Tại sao cần quản lý hàng tồn kho?

Hàng tồn kho là sự liên kết giữa sản xuất và bán sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có cách quản lý hàng tồn kho khoa học, tối ưu để giảm bớt chi phí không cần thiết và tăng thêm lợi nhuận hiệu quả khi sản xuất kinh doanh.

Quản lý hàng tồn kho giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung ứng hàng hóa

Cụ thể, việc quản lý hàng tồn kho nhằm mục đích dự phòng – đầu cơ – giao dịch. Cụ thể

như sau:

Dự phòng: Dự trữ hàng tồn kho để chuẩn bị cho những tình huống cần thiết. Ví dụ như thời điểm có sự sụt giảm khó lường trong cung ứng nguyên liệu. Nếu doanh nghiệp gặp cả 2 trường hợp trên thì việc dự phòng hàng tồn kho là cần thiết.

Đầu cơ: Hỗ trợ và đem lại lợi thế khi giá cả có sự thay đổi.

Giao dịch: Hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng tắc nghẽn trong quá trình sản xuất, bán hàng. Từ đó, đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. 

  • Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
  • Quản lý hàng tồn kho giúp doanh nghiệp nắm được sự thay đổi hàng hóa trong kho. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian thay vì phải kiểm đếm từng mặt hàng, đồng thời tránh những sai sót không đáng có.
  • Khi lượng hàng tồn kho tính toán ở mức vừa đủ thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí lưu kho. Từ đó, điều chỉnh số lượng hàng hóa phù hợp dựa theo số liệu hàng nhập và xuất kho giúp đưa ra kế hoạch sản xuất và lưu trữ hàng hóa hợp lý giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Các tiêu chí cần đánh giá khi lên kế hoạch quản lý hàng tồn kho 

Một số tiêu chí quan trọng doanh nghiệp cần đánh giá khi quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho là việc kiểm soát quá trình từ giai đoạn đầu cho tới giai đoạn cuối khi cung ứng hàng hóa: đặt hàng, lưu trữ, sử dụng hàng tồn kho. Doanh nghiệp cần sử dụng kho hàng và lên kế hoạch quản lý hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra xuyên suốt.

Một số tiêu chí cần đạt được trong quá trình quản lý hàng tồn kho mà người quản lý cần nắm được bao gồm:

  • Tính toán tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý
  • Cách thức kiểm soát hàng tồn kho khoa học nhất
  • Tính toán diện tích kho hàng phù hợp với số lượng hàng hóa tồn kho.
  • Tính toán khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất đối với nhu cầu sản xuất.
  • Đánh giá nhu cầu của khách hàng về mặt hàng doanh nghiệp đang tồn kho.
  • Chi phí cần sử dụng để quản lý hàng tồn kho.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hàng tồn kho là gì và các tiêu chí cần đánh giá khi lên kế hoạch quản lý hàng tồn kho. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Zalo