Nội dung chính
Xe nâng là phương tiện chuyên để nâng đỡ người và hàng hóa trong quá trình bốc xếp, thi công trên cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động tốt nhất thì người dùng không thể bỏ qua quá trình kiểm tra xe nâng trước khi vận hành. Bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn các bước kiểm tra xe nâng trước khi vận hành chi tiết nhất.
Vì sao cần kiểm tra xe nâng trước khi vận hành?
Xe nâng hàng là thiết bị chuyên sử dụng trong việc nâng hạ, sắp xếp và di chuyển hàng hóa ở các độ cao và khoảng cách cụ thể. Đây là thiết bị hỗ trợ không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, xe nâng hàng có thể gặp phải các vấn đề như bào mòn hoặc hỏng hóc, có thể dẫn đến rủi ro, tai nạn nghiêm trọng. Do đó, việc thực hiện kiểm tra trước khi vận hành xe nâng là không thể thiếu và vô cùng quan trọng.
Việc kiểm tra trước khi vận hành giúp người lái phát hiện vấn đề, có thể xử lý kịp thời, từ đó ngăn chặn các tình huống xấu có thể xảy ra và đảm bảo an toàn cho cả người lái và hàng hóa. Đây là lý do mà người lái cần chấp hành quy trình kiểm tra xe nâng trước khi vận hành để đảm bảo an toàn và hiệu suất của thiết bị.
10+ Bước kiểm tra xe nâng trước khi vận hành
Các bước kiểm tra xe nâng trước khi vận hành như sau:
Kiểm tra sơ qua toàn bộ xe
Đây là bước đầu vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu vận hành xe nâng. Người lái cần kiểm tra kỹ toàn bộ xe để phát hiện mọi vấn đề phát sinh. Bạn cần chú ý đến bề ngoài của xe xem có bất kỳ hỏng hóc nào không. Từ cabin, buồng lái, khung, đến gầm xe, mọi bộ phận đều cần được kiểm tra cẩn thận. Nếu phát hiện bất kỳ lỗi nào, người lái cần kiểm tra chi tiết và tiến hành khắc phục trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho cả người lái và hàng hóa.
Kiểm tra hệ thống tín hiệu đèn
Hệ thống đèn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của xe nâng. Đèn xe giúp hỗ trợ người lái trong điều kiện ánh sáng yếu, thông báo vị trí của xe đối với những người xung quanh. Một số loại đèn trang bị cả chức năng cảnh báo về các vấn đề lỗi và hỏng mà xe nâng có thể gặp phải. Điều này giúp quá trình kiểm tra trước khi vận hành trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Người lái cần kiểm tra kỹ hệ thống đèn bao gồm đèn xi nhan, đèn pha trước để đảm bảo chúng sáng rõ và hoạt động đúng cách. Cần chú ý đến tốc độ nhấp nháy của đèn xi nhan và cường độ ánh sáng từ hệ thống đèn phía sau. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xuất hiện, người lái cần xử lý ngay lập tức để đảm bảo xe nâng hoạt động ổn định và an toàn.
Kiểm tra bánh xe
Bánh xe đóng là bộ phận giúp xe di chuyển và chịu tải trọng của toàn bộ xe. Vì đó, bánh xe cần được đảm bảo an toàn, không có bất kỳ vấn đề nào. Người lái cần kiểm tra kỹ bánh xe trước khi vận hành. Đây là khu vực chịu lực chính, do đó, không thể bỏ qua việc kiểm tra áp suất bánh xe. Nếu áp suất quá lớn sex tạo ra áp lực cao khi tải trọng đè lên bánh, có thể dẫn đến hỏng hoặc nổ lốp. Điều này có nguy cơ gây mất an toàn cho cả người vận hành và những người xung quanh.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra áp suất hơi trong bánh sau, vì sự cố có thể tạo ra tình trạng mất cân bằng nguy hiểm khi vận hành xe nâng. Trong quá trình kiểm tra xe nâng trước khi vận hành, đặc biệt cần chú ý đến bộ phận bánh xe để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu suất của xe.
Kiểm tra hệ thống phanh xe
Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu khi kiểm tra xe nâng. Hệ thống phanh giúp đảm bảo sự an toàn cho người lái và bảo vệ mọi người xung quanh. Đặc biệt, khi xe nâng vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, nguy cơ gây nguy hiểm cho người xung quanh là rất lớn. Do đó, cần đảm bảo hệ thống phanh hoạt động ổn định, không có lỗi hỏng hoặc sự cố nào xuất hiện. Khi phát hiện bất kỳ vấn đề nào với hệ thống phanh, cần xử lý ngay trước khi sử dụng.
Kiểm tra bộ phận nâng hạ
Bộ phận càng nâng hạ giữ vai trò quan trọng trong quá trình nâng và hạ hàng hóa với trọng lượng lớn. Nếu càng bị biến dạng hoặc nứt gãy, có thể dẫn đến những tai nạn đe dọa tính mạng và gây thiệt hại cho hàng hóa. Vì vậy, trước khi bắt đầu vận hành, người lái cần nhớ kiểm tra một cách kỹ lưỡng phần càng nâng của xe để đảm bảo an toàn tối đa.
Kiểm tra động cơ, ắc quy
Động cơ đượ xem như “trái tim” của xe nâng nên mọi vấn đề xuất hiện tại đây sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất của xe. Do đó, trong quá trình kiểm tra xe nâng trước khi vận hành, việc kiểm tra động cơ là không thể bỏ qua.
Xe nâng dầu và xe nâng điện sẽ sử dụng loại động cơ khác nhau. Với xe nâng điện, cần kiểm tra bộ phận ắc quy, mỗi bình ắc quy sẽ có một chu kỳ tuổi thọ sạc nhất định. Khi pin cạn, bạn cần sạc lại để đảm bảo xe nâng có thể hoạt động. Trong quá trình sạc, không đậy nắp các hộc của bình ắc quy. Nếu dung dịch trong bình cạn nước, cần bổ sung nước cất và không nên sạc pin ở gần các khu vực có nguy cơ cháy nổ.
Kiểm tra gầm xe và chi tiết máy
Trước khi đưa xe vào hoạt động, cần kiểm tra cẩn thận khu vực gầm xe. Hãy xem có dầu nhớt chảy ra hoặc rò rỉ không, các bộ phận có đảm bảo an toàn không. Việc kiểm tra đặc biệt quan trọng đối với phần dẫn động của xe nâng hàng. Nếu phát hiện bất kỳ hư hại hoặc dấu hiệu bất thường nào, cần khắc phục ngay nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người và hàng hóa.
Người lái có thể sử dụng mắt thường để quan sát các chi tiết như trục ổ đĩa, vành đai động cơ, xi lanh xem chúng có bị nứt gãy, uốn cong hoặc rò rỉ không. Nếu có vết nứt, trầy xước hoặc rò rỉ ở phần thủy lực, hãy vặn lại và thắt chặt hệ thống đường ống dẫn nhớt. Nếu phát hiện nhớt thủy lực cạn, bạn cần bổ sung thêm nhớt.
Kiểm tra tay cầm/vô lăng
Để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của xe nâng, bạn nên kiểm tra tất cả các bộ phận trước khi vận hành. Trong quy trình này, cần chú ý đến vô lăng. Đây là một thành phần liên quan chặt chẽ đến hệ thống thủy lực của xe, bất kỳ vấn đề nào cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển của người lái.
Khi xe nâng hoạt động đúng cách, tay cầm vô lăng sẽ có cảm giác nhẹ nhàng và mượt mà. Ngược lại, nếu tay cầm có cảm giác nặng và khó điều chỉnh thì đây là dấu hiệu hệ thống thủy lực có vấn đề. Lúc này, bạn nên kiểm tra và xử lý vấn đề ngay lập tức trước khi vận hành.
Kiểm tra ghế và gương
Mỗi dòng xe nâng đều có phương thức và cách vận hành riêng. Với xe nâng ngồi lái, kiểm tra trước khi vận hành chủ yếu là ghế và hệ thống gương. Cần đảm bảo ghế thoải mái và phù hợp để mang đến sự thoải mái trong quá trình làm việc. Sau đó, kiểm tra xung quanh để biết mọi chướng ngại vật, khu vực có người hoặc hàng hoá cần tránh.
Kiểm tra sức tải và giới hạn của xe nâng
Mỗi dòng xe nâng sẽ có khả năng nâng hàng ứng với mức tải trọng khác nhau. Do đó, trước khi bắt đầu vận hành, người lái cần hiểu rõ mức tải trọng của xe, đảm bảo quá trình làm an toàn và hiệu quả. Trường hợp xe nâng có khả năng chịu tải thấp, cần liên hệ ngay với đơn vị phân phối. Việc nâng hạ hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép có thể dẫn đến tai nạn, do đó, cần tuân thủ quy định về tải trọng.
Bạn có thể sức tải và kiểm tra giới hạn của xe để đảm bảo tính an toàn và tuân thủ mức tải trọng đề ra.
Kiểm tra trang phục của người lái
Ngoài kiểm tra các chi tiết, cần đảm bảo hoạt động của xe nâng ổn định và không có bất kỳ lỗi nào xuất hiện. Trong quá trình này, người lái cũng cần chú ý đến trang phục bảo hộ. Tốt nhất nên mặc quần áo bảo hộ, đồ bảo hộ đầu như mũ và các trang thiết bị khác để đảm bảo an toàn cá nhân trong trường hợp xe nâng gặp phải tai nạn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các bước kiểm tra xe nâng trước khi vận hành bạn cần nhớ. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.