Nội dung chính
Ngày nay, Xe nâng đã trở thành một dụng cụ chuyên dùng trong vận chuyển hàng hóa, đem lại sự tiện lợi và hiệu suất cao cho công việc vận chuyển. Xe nâng đã và đang được sử dụng ở nhiều lĩnh vực với tần suất cao, tuy nhiên người ta nhận thấy rằng việc này làm giảm tuổi thọ xe nâng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do động cơ xe nâng bị nóng. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu các nguyên khiến động cơ xe nâng bị nóng nhé!
>>>Xem thêm: Xe nâng tay chính hãng giá tốt nhất hiện nay
Động cơ xe nâng bị nóng khi hoạt động do những nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng động cơ xe nâng bị nóng, cụ thể bao gồm:
Nguyên nhân thứ nhất – điều chỉnh sai thông số kỹ thuật
Đối với xe có động cơ xăng
Công suất của động cơ xăng phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố chính là thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí. Với mỗi chế độ làm việc khác nhau, xe sẽ có các thông số kỹ thuật về tỷ lệ xăng – không khí tiêng. Tỷ lệ này được hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng điều chỉnh để có được khí hỗn hợp tối ưu nhất, phù hợp với mỗi chế độ làm việc khác nhau của động cơ.
Theo tính toán, để đốt cháy hoàn toàn 1 gam xăng cần 15 gam không khí, từ đó ta có tỷ lệ cơ bản giữa xăng và không khí như sau
- Khi hỗn hợp xăng và không khí có tỷ lệ là 1/15, gọi là xăng bình thường
- Khi hỗn hợp xăng và không khí có tỷ lệ từ 1/13 trở lên gọi là đậm xăng
- Khi tỷ lệ hỗn hợp xăng và không khí từ 1/17 đổ xuống là nghèo xăng.
Vì vậy để đảm bảo động cơ hoạt động tối ưu thì thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí phải được điều chỉnh đúng theo yêu cầu kỹ thuật của xe. Riêng ngoại trừ, chỉ có dòng xe phun xăng điện tử EFI mới có tỷ lệ xăng với không khí luôn được điều chỉnh theo điều kiện vận hành.
Đối với xe có bộ chế hòa khí
Xe có bộ chế hòa khí có các yêu cầu cao về các chế độ kỹ thuật như chế độ không tải, chế độ tăng tốc,…Vì vậy, nếu hỗn hợp quá đậm hoặc quá nhạt làm tổn hao công suất động cơ gây nên hiện tượng nóng máy.
Đối với xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử
Xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử có thể bị nóng máy do trường hợp sau:
- tắc vòi phun
- Hỏng bộ điều áp
- Hư hỏng bộ cảm biến, các đầu nối ống xăng bị hở làm cho lượng xăng phun ra không đủ yêu cầu về lưu lượng và áp suất phun
Đối với xe sử dụng động cơ Diesel
Xe có động cơ Diesel sẽ bị nóng máy, tạo khói đen khi điều chỉnh bơm cao áp sai không đúng (về thời điểm phun và lưu lượng phun)
Nguyên nhân thứ hai – vận hành và sử dụng sai
- Dùng không đúng loại dầu bôi trơn, dầu nhớt cho máy
Dòng dầu nhớt SAE và API không phù hợp cho nhiều dòng xe, nên chú ý khi sử dụng. Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy trong các trường hợp thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn đã lão hoá sẽ gây ảnh hưởng rất lớn và làm nóng động cơ xe
- Sử dụng xe chở quá tải trọng cho phép
Trên thực tế, ta hay gặp trường hợp này nhất, với mục đích muốn tăng năng suất, thường sử dụng xe nâng để chở quá tải. Các trường hợp xe chở quá tải gây những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống làm mát mà còn ở nhiều cụm chi tiết khác. Khi gặp trường hợp nước sôi phải dừng xe nhưng không được tắt máy mà phải chạy ralăngti chừng 10 phút mới tắt máy.
- Hệ thống làm mát gặp sự cố
Hệ thống làm mát có rất ít bộ phận hơn và công việc bảo trì cũng khá đơn giản, nhưng lại đóng vai trò quan trọng, có tác dụng thực hiện việc truyền nhiệt nhanh từ khí cháy đến môi trường chất làm mát để đảm bảo các chi tiết ở chế độ nhiệt tối ưu nhất khi làm việc. Với hệ thống này chỉ một sơ xuất nhỏ thì hậu quả hư hại sẽ tăng cao với chiếc xe của bạn.
Nguyên nhân thứ ba – hư hỏng hệ thống làm mát
Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát quá cao có thể là do các nguyên nhân sau:
- Tắc két đường làm mát hay két nước quá bẩn
Két nước gồm nhiều ống dẫn nước dẹt, bố trí nhiều hàng so le, trong các lá tản nhiệt. Nếu lâu ngày không được súc rửa cũng gây nên tắc két làm mát làm giảm tác dụng tản nhiệt.
- Tình trạng kẹt van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt là bộ phận có tác dụng rút ngắn thời gian chạy ấm máy để giảm hao mòn của động cơ. Nguyên lý làm việc của van hằng nhiệt là dựa trên sự điều chỉnh lượng nước đi qua két để từ đó làm mát theo nhiệt độ của nước làm mát. Nếu kẹt van hằng nhiệt sẽ làm giảm hiệu suất làm mát của hệ thống.
- Quạt gió bị hư hỏng
Quạt gió dùng để tăng tốc độ lưu động của không khí đi qua két tản nhiệt để tăng hiệu quả làm mát. Nếu quạt gió không hoạt động vì một nguyên nhân như đai dẫn động lỏng, bị kẹt do vỡ bi,… Hiện tượng quạt gió bị hỏng sẽ làm giảm hiệu quả làm mát và gây nên hiện tượng nước sôi, nóng máy
- Bơm ly tâm hay bơm nước bị sự cố
Trong hệ thống làm mát, bơm nước có nhiệm vụ cung cấp nước cho hệ thống làm mát với lưu lượng và áp suất nhất định. Nếu lưu lượng và áp suất nước trong hệ thống không đảm bảo yêu cầu sẽ gây hư hỏng cho hệ thống.
- Tình trạng gioăng quy lát hỏng
Tình trạng gioãng quy lát hỏng là hiện tượng nước trong hệ thống làm mát sôi dẫn đến máy nóng, làm lọt khí và dầu vào trong hệ thống. Khi xảy ra hiện tượng này lập tức bạn phải ngừng nổ máy và đưa xe vào ga ra gần nhất để kiểm tra và khắc phục sự cố.
Trên đây là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến động cơ xe nâng bị nóng, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.