Nội dung chính
Lốp xe nâng là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp xe nâng có thể di chuyển linh hoạt, nâng đỡ toàn bộ tải trọng của xe và giúp xe di chuyển an toàn. Cùng IFC Việt Nam tìm hiểu về cấu tạo lốp xe nâng và cách chọn lốp xe nâng chất lượng, phù hợp nhất ngay sau đây nhé!
>>>Xem thêm: Tuyển chọn cái loại xe nâng tay thấp bền đẹp
Vai trò của lốp xe nâng hàng
Lốp xe nâng hàng có vai trò chính là: chịu tải trọng, giảm sóc, thay đổi và duy trì hướng lái, truyền lực phanh và lực kéo cho xe. Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đường nên dễ bị mài mòn, cần thường xuyên thay thế để xe được vận hàng tốt nhất.
Cấu tạo lốp xe nâng
Lốp xe nâng được chia thành 2 loại là lốp cao su hơi và lốp đặc, chúng có cấu tạo chi tiết như sau:
Cấu tạo lốp cao su hơi
Lốp cao su hơi xe nâng có cấu tạo bao gồm:
- Vỏ lốp
- Lớp đệm cao su bên trong
- Gai lốp
- Lớp bố đinh
- Lớp bố chính
- Hông lốp
- Tanh lốp
Lốp cao su hơi có giá thành rẻ hơn so với loại lốp đặc. Ngoài ra khi bị hỏng thì dễ dàng sửa chữa và thay thế đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm là lốp thoát hơi nhanh nên gây nguy hiểm khi chạy ở tốc độ cao và có tuổi thọ ngắn.
Cấu tạo lốp cao su đặc
Lốp cao su đặc được cấu tạo bởi:
- Mặt lốp
- Lớp đệm cao su trung tâm
- Lốp cao su cứng bên trong
- Tanh lốp
Lốp cao su đặc có những ưu điểm vượt trội như sau:
- Sử dụng phổ biến nhất vì có độ cân bằng, ổn định cao
- Lắp đặt đơn giản
- Khả năng chống đâm thủng, chống mài mòn và chống nhiệt tốt.
- Hơi không xuống nhanh khi xe đâm vào vật sắc nhọn.
- Loại bỏ được yếu tố ma sát, sinh nhiệt
- Độ bám đường cao, ít khi phải thay thế, bảo dưỡng.
- Rãnh lốp sâu giúp xe thoát nước và bùn, dễ dàng di chuyển ở địa hình có độ dốc lớn.
Nhược điểm: Giá thành đắt, khó sửa chữa và thay thế.
Lựa chọn lốp xe nâng hàng như thế nào?
- Bạn nên tham khảo kỹ càng và lựa chọn loại lốp xe nâng đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt nhất. Sử dụng các loại lốp xe nâng chính hãng, có cấu trúc và kích thước phù hợp nhất với xe.
- Trên cùng trục bánh không nên sử dụng lốp khác nhau để tránh xảy ra tai nạn khi xe đang vận hành.
- Nếu mua lốp xe trực tuyến thì khi nhận hàng phải kiểm tra thật kỹ xem lốp có nứt, biến dạng hay hư hỏng không.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
Khi nào nên thay thế lốp xe nâng hàng?
- Khi lốp bị mòn, bề dày còn khoảng 1,6mm
- Trên thành lốp đặc có 2 hình tam giác, khi hình tam giác ngoài cùng bị mòn thì bạn nên thay lốp mới.
- Gai lốp bị mòn để vạch chỉ định thì bạn nên thay để đảm bảo an toàn.
- Tùy vào thời gian vận hành, môi trường và thời điểm để thay lốp xe.
Cách chọn lốp xe nâng hàng
Để chọn được lốp xe nâng hàng phù hợp bạn cần xem xét kỹ lưỡng loại xe, bánh xe phù hợp, ứng dụng và môi trường làm việc của xe nâng. Bạn có thể tham khảo tư vấn của đơn vị cung cấp lốp xe nâng hàng để đảm bảo chọn được loại lốp chất lượng và phù hợp nhất.
Thương hiệu và thông số lốp thịnh hành
Bạn nên lựa chọn kỹ thương hiệu và thông số lốp phù hợp nhất để đảm bảo an toàn khi xe vận hành.
- Thương hiệu lốp xe nổi tiếng: Bridgestone (Nhật), Kumakai (Thái Lan), Pio (Thái Lan), Nexen (Hàn Quốc), Badak (Thái Lan),…
- Thông số phổ biến: 4.00-8 / 5.00-8 / 6.00-9 / 6.00-15 / 7.00-12 / 7.00-15 / 7.50-15 / 8.15-15 / 8.25-15 / 250-15 / 300-15 / 7.50-16 / 9.00-20 / 10.00-20 / 11.00-20 / 12.00 20 / 8.15-15 / 8.25-15 / 300-15,…
Một vài lưu ý
- Với lốp đặc xe nâng cần sử dụng máy ép có công suất phù hợp với lốp
- Với lốp hơi cần bơm hơi cho lốp với mức thấp hơn mức áp suất ở trên và khi thấy 2 bên vành lốp đã cân bằng thì mới điều chỉnh áp suất ở mức khuyên dùng.
- Hiện nay người ta dùng khí Nito bơm vào lốp để tiết kiệm nhiên liệu, giúp xe vận hành êm ái hơn, tăng tuổi thọ cho lốp.
- Khi lốp có dấu hiệu mòn, nứt vỡ cần ngưng sử dụng và thay thế ngay để đảm bảo an toàn.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cấu tạo lốp xe nâng hàng và cách chọn lốp xe nâng phù hợp nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!