25/12/2023 82 Views

Quy trình, thủ tục nhập khẩu xe nâng tay và những điều cần lưu ý

chi-tiet-thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-tay

Xe nâng tay là thiết bị được sử dụng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa với tay điều khiển kết nối trực tiếp với hệ thống bánh lái. Các loại xe nâng tay được sử dụng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp, kho hàng, nhà xưởng nên nhu cầu dùng loại xe này luôn rất cao. Xe nâng tay có thể nhập khẩu từ nước ngoài về đề phục vụ nhu cầu của người dùng. Vậy quy trình và thủ tục nhập khẩu xe nâng tay thế nào? Cần lưu ý điều gì khi nhập khẩu xe nâng tay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Quy định nhập khẩu xe nâng tay tại Việt Nam

Theo quy định của Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT, qui định về danh mục sản phẩm và hàng hóa có tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn sẽ do Bộ Giao Thông Vận Tải đảm nhận trách nhiệm quản lý. Theo đó, xe nâng tay với mã HS 8427 cần phải có chứng nhận an toàn trước khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu, không phân biệt mục đích sử dụng, phải kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tuân theo các quy định chi tiết tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT.

quy-dinh-nhap-khau-xe-nang-tay

Thủ tục nhập khẩu xe nâng tay chi tiết

Thủ tục đăng kiểm khi nhập khẩu xe nâng

  • Bước 1: Để đăng ký kiểm tra chất lượng xe nâng, trước hết bạn cần nộp hồ sơ tại Chi Cục Đăng kiểm Việt Nam địa phương, có thể thực hiện trước khi hàng hóa đến cảng hoặc cửa khẩu.

Hình thức 1: Đăng ký bằng hồ sơ giấy với các chứng từ sau:

  1. Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng (theo mẫu)
  2. Hợp đồng (Contract)
  3. Hóa đơn (Invoice)
  4. Danh mục hàng hóa (Packing list)
  5. Vận đơn (Bill of Lading)
  6. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Declaration of imported goods) (nếu có)
  7. Tài liệu kỹ thuật (Technical document)
  8. Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) (No of Quality Certificate)
  9. Giấy chứng nhận nguồn gốc (C/O) (No of Quality Original) (nếu có).

Hình thức 2: Đăng ký bằng hồ sơ Online (Chỉ áp dụng với Cục Đăng kiểm)

Để đăng ký hồ sơ online, cá nhân hoặc tổ chức cần đăng ký tài khoản một cửa tại trang web: https://vnsw.gov.vn/. Quy trình như sau: Đăng nhập -> Chọn Cục Đăng kiểm -> Quản lý hồ sơ -> Thêm mới hồ sơ.

  • Bước 2: Sau khi hồ sơ được xác nhận bởi Chi Cục đăng kiểm, bạn có thể mở tờ khai và chuyển hàng về kho để tránh chi phí lưu kho phát sinh.
  • Bước 3: Mời cán bộ đăng kiểm đến kiểm tra thực tế xe.
  • Bước 4: Chờ kết quả và tiến hành thủ tục thông quan sau khi nhận chứng thư.

Để tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ qua cổng thông tin một cửa quốc gia.

Thời gian xử lý đăng ký đăng kiểm:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, kết quả sẽ có trong 1 ngày làm việc.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, phản hồi sẽ được nhận trong 1 ngày làm việc.

+ Kiểm tra thực tế xe nâng sẽ diễn ra trong 1 ngày làm việc.

+ Từ ngày nhận số đăng ký đến ngày kiểm tra thực tế không quá 15 ngày.

+ Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi hoàn tất kiểm tra thực tế và đầy đủ hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp Chứng chỉ chất lượng.

chi-tiet-thu-tuc-nhap-khau-xe-nang-tay

Thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng tay

Bộ hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng tay cần bao gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có
  • Catalog (nếu có)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường.

Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng tay

Quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng tay như sau:

  • Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi thu thập đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu như Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định mã HS của xe nâng tay, bạn nhập thông tin vào hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.

Bạn cần hiểu về quy trình nhập liệu trên phần mềm. Đối với người nhập khẩu không có hiểu biết, không nên tự ý khai tờ khai hải quan để tránh những sai sót không thể sửa sau này. Thời hạn khai báo là trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng.

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng cũng phải được chuẩn bị và nộp sau khi có tờ khai hải quan. Quy trình kiểm tra chất lượng được quản lý bởi Cục Đăng kiểm.

  • Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi hoàn tất khai báo, hệ thống sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Tùy thuộc vào màu sắc luồng tờ khai (xanh, vàng, đỏ), bạn sẽ thực hiện các bước mở tờ khai tương ứng. Quy trình này cần được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai để tránh phí phạt.

  • Bước 3: Giải phóng hàng

Sau khi kiểm tra hồ sơ và không có vấn đề gì, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận giải phóng tờ khai. Bạn có thể thanh toán thuế nhập khẩu để mang hàng về kho bảo quản.

  • Bước 4: Mang hàng về bảo quản

Sau khi tờ khai được giải phóng, bạn có thể thực hiện thủ tục để đưa hàng về kho bảo quản. Hạn chế lưu kho không quá 30 ngày, nếu vượt quá thời hạn, phải có công văn giải trình gửi hải quan.

  • Bước 5: Thông quan hàng hóa

Sau khi có chứng thư đạt chất lượng, bạn mang chứng thư xuống để bổ sung hồ sơ cho hải quan và tiến hành thông quan hàng hóa.

thu-tuc-hai-quan-nhap-khau-xe-nang-tay

Mã HS và thuế suất nhập khẩu xe nâng tay

Mã HS xe nâng tay

Mã HS xe nâng tay tham khảo nhóm 8427, các mã HS dành cho xe nâng tay như:

  • 84271000 – Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
  • 84272000 – Xe tự hành khác
  • 84279000 – Các loại xe khác

Thuế suất nhập khẩu xe nâng tay

Ngoài việc xác định mã HS và dòng xe nâng tay để nhập khẩu, việc nắm rõ các quy định về thuế cũng rất quan trọng để đơn giản hóa quá trình tính toán thuế. Khi nhập khẩu xe nâng tay mới 100% hoặc xe cũ, bạn cần nộp các loại thuế sau:

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
  • Thuế VAT (Thuế Giá trị gia tăng): 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%

Lưu ý khi nhập khẩu xe nâng tay

Các thông tin trên chứng từ cần được thể hiện rõ ràng và đầy đủ như:

  • Nhãn hiệu (Trademark)
  • Kiểu loại (Model)
  • Số khung (Chassis no)
  • Số máy (Engine no)
  • Xuất xứ (Origin)
  • Hiện trạng: Máy mới (new)/ máy cũ (used).

Lưu ý: Việc nhập khẩu xe nâng yêu cầu đặc biệt với các trường thông tin như tình trạng hiện tại của xe. Cụ thể, xe nâng có lịch sử tẩy xóa, đục sửa hoặc đóng lại số khung, số động cơ sẽ bị cấm nhập khẩu theo quy định (Phụ lục II, Nghị định 69/2018). Trong đó, xe nâng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu.

Trên đây là tổng hợp quy định và thủ tục nhập khẩu xe nâng tay tịa Việt Nam chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

  • Trang chủ
  • Phone
  • Zalo