07/10/2022 276 Views

Tổng hợp cách tránh lật xe và xử lý khi xe nâng hàng bị lật

Thắt dây an toàn

Trong quá trình vận hành xe nâng bạn cần phải nắm rõ những cách tránh lật xe và xử lý khi xe nâng hàng bị lật để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Thắt dây an toàn khi lái xe nâng hàng

Dây an toàn bố trí trên xe sẽ giúp bạn hạn chế tai nạn cho người và vận hành trong trường hợp bị đổ xe. Dây an toàn sẽ bảo vệ đầu, thân người không bị kẹt giữa xe nâng nên tránh được khả năng tổn thương nặng.

>>>Xem thêm: Các mẫu xe nâng tay giá tốt tại Hà Nội

Thắt dây an toàn

Không được nhảy khỏi xe khi xe bắt đầu nghiêng

Khi xe nghiêng ngang hay nghiêng dọc thì người lái cần ngồi im trên xe ôm chặt vô lăng, chân vững thao tác trên sàn, người cúi về phía trước để tránh khỏi điểm bị ảnh hưởng.

Người vận hành nên ở lại trong xe khi xe bị rơi vào đường cống hoặc rơi tập trung vào hàng hoá để đảm bảo an toàn.

không nhảy khỏi xe

Luôn quan sát góc đánh lái

Xe nâng dễ bị trượt ra khỏi cầu nếu bạn đi quá gần. Thế nên cần giữ khoảng cách với cầu công, rãnh cống, dốc lên xuống và sân trên cao.

Luôn quan sát góc đánh lái

Kiểm tra bề mặt đường di chuyển của xe

Cần kiểm tra trước và tránh xa những mặt đường yếu, mềm, lầy lội khiến xe nâng bị lún, nghiêng cực kỳ nguy hiểm.

Kiểm tra bề mặt đường di chuyển

Tránh di chuyển nhanh, bẻ lái, dừng đột ngột!

Di chuyển quá nhanh hay bẻ lái, dừng đột ngột là nguyên nhân dẫn đến xe nâng bị lật, mất sự ổn định xe và làm rơi hàng hoá ra ngoài.

Tránh bẻ lái đột ngột

Không được đi xe ngang qua, chuyển hướng trên dốc hoặc cầu công

Bạn cần vận hành xe hết sức cẩn thận khi đi trên cầu công, đường dốc hoặc bị nghiêng. Tránh chuyển hướng hoặc quay đầu. Nếu điều kiện cho phép chuyển hướng thì cần di chuyển thật cẩn thận.

Không chuyển hướng khi lên dốc

Không được nâng hàng lên cao theo chiều nghiêng về phía trước

Bạn không được phép làm điều này bởi nó khiến xe hàng dễ bị lật về phía trước.

không nâng hàng lên cao

Giảm tốc độ di chuyển khi xe nâng hàng trên đường có bề mặt thô ráp, gồ ghề

  • Xe nâng dễ bị lật nghiêng
  • Khó lái, quay bánh hợp lý dẫn đến việc di chuyển không theo ý muốn.
  • Người vận hành có thể gặp tổn thương
  • Cần giảm tốc độ di chuyển khi xe nâng đi trên bề mặt gồ ghề, thô ráp.

giảm tốc độ ở bề mặt gồ ghề

Không được lấy hàng, để hàng trên dốc

Không cố gắng lấy hàng hoá trên dốc hoặc bề mặt nghiêng vì nó gây ảnh hưởng tới sự ổn định của xe nâng.

Nên tránh các bề mặt trơn trượt

Khi gặp các bề mặt trơn trượt, ướt cát sỏi, bùn hoặc băng thì bạn cần giảm tốc độ di chuyển của xe nếu không tranh được. Những bề mặt này khiến xe trượt, mất thăng bằng.

Tránh nâng lệch tâm tải của tải

  • Chỉ xử lý xe khi tải trọng đã ổn định và an toàn.
  • Giữ tâm trọng lượng của tải thấp, tránh lệch tâm khi nâng
  • Giảm tốc độ di chuyển khi lấy hoặc xếp hàng hoá có chiều dài hoặc quá rộng.

Tránh nâng lệch tâm tải của tải

Không chạy qua các đồ vật

Không cho xe đi lên các đồ vật nằm trên bề mặt đường đi, các đồ vật không được gắn chắc chắn.

Không được phóng nhanh rồi vượt lái khi xe có tải hay không tải

Khi thay đổi hướng di chuyển của xe nâng thì bạn cần giảm tốc độ nâng hàng một cách an toàn phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động của xe.

Làm thế nào để sống sót khi xe bị đổ

  • Thắt chặt dây an toàn
  • Ngồi vững trên ghế
  • Không nhảy khỏi xe
  • Bám chặt vào vô lăng lái và nghiêng người về phía trước
  • Nghiêng người ngược lại với chiều lật của xe nâng

làm thế nào khi xe bị đổ

Trên đây là hướng dẫn cách tránh lật xe và xử lý khi xe nâng hàng bị lật chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Zalo