12/10/2022 1096 Views

Bảo hộ lao động là gì? Mục đích, ý nghĩa công tác bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động là gì

Bảo hộ lao động là một cụm từ phổ biến và quen thuộc những không phải ai cũng hiểu biết sâu rộng về ý nghĩa của nó. Bài viết hôm nay, IFC sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về công tác bảo hộ lao động, khái niệm, mục đích và những ý nghĩa tốt đẹp nhất nhé!

Bảo hộ lao động là gì?

Bảo hộ lao động chính là nghiên cứu về hệ thống các văn bản pháp luật, biện pháp tổ chức kinh tế – xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến các điều kiện cho người lao động với mục đích:

  • Bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người khi lao động
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất làm việc
  • Bảo vệ môi trường lao động, môi trường sinh thái, cải thiện đời sống của người lao động.

Mục đích bảo hộ lao động

  • Đảm bảo những điều kiện làm việc an toàn, thuận lợi và tiện nghi nhất cho người lao động.
  • Không ngừng cải thiện nâng cao năng suất lao động để tạo nên hạnh phúc cho người lao động.
  • Góp phần bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực lao động.
  • Thỏa mãn nhu cầu của con người trong đời sống.

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

Vậy bảo hộ lao động có ý nghĩa như thế nào, cùng giải đáp ngay dưới đây nhé.

Ý nghĩa về mặt chính trị

  • Góp phần củng cố lực lượng sản xuất cho đất nước và phát triển quan hệ sản xuất.
  • Chăm lo kỹ càng cho đời sống của người lao động
  • Xây dựng đội ngũ nhân công lao động vững mạnh về thể chất và số lượng.

Ý nghĩa về mặt pháp lý

  • Bảo hộ lao động mang tính pháp lý bởi mọi chủ trương của Nhà Nước cũng như các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hóa bằng quy định pháp luật.
  • Bắt buộc mọi tổ chức, mọi cá nhân sử dụng lao động cũng như người lao động phải thực hiện đúng.

Ý nghĩa về mặt khoa học

  • Các giải pháp khoa học kỹ thuật để có thể loại trừ những yếu tố nguy hại, thực hiện biện pháp bảo vệ an toàn cho người lao động.
  • Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để phòng ngừa tai nạn lao động
  • Bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn môi trường luôn trong sạch.

Ý nghĩa về tính quần chúng

  • Bảo hộ lao động mang tính quần chúng bởi được đông đảo người tham trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Đây là những người có khả năng phát hiện để loại bỏ các yếu tố nguy hại tại nơi làm việc.
  • Mọi cán bộ quản lý đều phải có trách nhiệm tham gia thực hiện nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.
  • Ngoài ra còn bao gồm các hoạt động quần chúng như: Hội thi, giao lưu,.. liên quan đến an toàn lao động.

Tính chất công tác bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động có 3 tính chất, cụ thể như sau:

Tính pháp luật

Mọi chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Được nghiên cứu và xây dựng lên để bảo vệ con người lao động. Đây cũng là cơ sở pháp lý bắt buộc đối với các tổ chức và người tham gia lao động đều phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Tính khoa học – kỹ thuật

Các hoạt động trong bảo hộ lao động, từ điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện hoạt động cho đến đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục đều phải vận dụng lý thuyết và thực tiễn của khoa học kỹ thuật tổng hợp, chuyên ngành.

Tính quần chúng

Tính quần chúng được thể hiện trên 2 khía cạnh:

  • Thứ nhất, bảo hộ lao động liên quan tới tất cả những người tham gia sản xuất. Đây là những người vận hành, sử dụng máy móc nguyên liệu nên có thể phát hiện ra những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động. Họ có quyền đóng góp, xây dựng để hoàn thiện các tiêu chuẩn quy phạm về luật an toàn vệ sinh lao động.
  • Thứ 2, các chế độ chính sách về bảo hộ lao động tuy đầy đủ nhưng nếu người áp dụng chưa hiểu rõ về lợi ích và không nghiêm chỉnh chấp hành thì công tác bảo hộ lao động sẽ không mang lại kết quả như ý.

Nội dung bảo hộ lao động

Nội dung của bảo hộ lao động bao gồm những phần sau:

Kỹ thuật an toàn

Đây là hệ thống các phương tiện, biện pháp tổ chức và kỹ thuật ngăn ngừa tác động của yếu tố nguy hại trong sản xuất đối với người lao động. Để có thể phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm tốt nhất thì cần sự đồng bộ về tổ chức, kỹ thuật, áp dụng các thiết bị an toàn lao động và thao tác làm việc an toàn thích ứng.

Mọi biện pháp đưa ra đều được quy định cụ thể trong các quy phạm, văn bản về lĩnh vực an toàn lao động. Nội dung chủ yếu như sau:

  • Xác định vùng nguy hiểm
  • Xác định biện pháp quản lý, tổ chức và thao tác lao động đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng thiết bị an toàn thích ứng: thiết bị phòng ngừa, che chắn, tín hiệu, bảo hiểm, trang bị bảo hộ cá nhân, báo hiệu.

Vệ sinh lao động

Vệ sinh lao động là hệ thống biện pháp, phương tiện và tổ chức để phòng ngừa các yếu tố gây hại trong sản xuất đối với người lao động. Trước hết cần nghiên cứu tác động và sự phát sinh các yếu tố độc hại sau đó mới xác định được tiêu chuẩn giới hạn của các chất độc hại đó. Cuối cùng là xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.

Nội dung chính bao gồm:

  • Xác định khoảng cách về vệ sinh
  • Xác định yếu tố có hại cho sức khỏe
  • Giáo dục, nâng cao ý thức về vệ sinh lao động và thực hiện theo dõi sức khỏe.
  • Biện pháp vệ sinh môi trường, cá nhân, sinh học
  • Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thoát nhiệt, thông gió, chống ồn, chống bụi, chống rung động, kỹ thuật phóng xạ, chiếu sáng, điện từ trường,…

Chính sách, chế độ bảo hộ lao động

Các chế độ, chính sách bảo hộ lao động bao gồm: Biện pháp kinh tế xã hội, cơ chế quản lý công tác bảo hộ, tổ chức quản lý. Các chính sách này đảm bảo việc thực hiện các biện pháp ky thuật an toàn, vệ sinh lao động đúng cách cũng như chế độ trách nhiệm của đội ngũ quản lý, bộ máy làm công tác tuyên truyền huấn luyện công tác bảo hộ. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, thống kê và báo cáo về tai nạn lao động.

Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động

Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động bao gồm những nội dung sau:

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992

  • Điều 56 của hiến pháp quy định:

Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động.

Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

  • Các điều 39, 61, 63 quy định các nội dung khác về bảo hộ lao động.

Bộ Luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn – vệ sinh lao động

Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất.

Những chương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động trong bộ Luật Lao Động bảo gồm:

  • Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
  • Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ.
  • Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác.
  • Chương XII : Những quy định về bảo hiểm xã hội.
  • Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động.

Một số luật, có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, ban hành năm 1989

  • Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động.
  • Phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng lao động.
  • Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
  • Nghiêm cấm việc làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ô nhiễm đất, nước và không khí…

Luật bảo vệ môi trường, ban hành năm 2005

  • Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
  • Luật này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.

Luật công đoàn ban hành năm 1990

Trong luật công đoàn quy định trách nhiệm và quyền hạn của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục công tác bảo hộ lao động cho người lao động, kiểm tra việc chấp hành luật pháp bảo hộ lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động…

Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ, của các bộ ngành chức năng và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác

Cùng với các nghị định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của các bộ, ngành chức năng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh

lao động, các quy trình về an toàn bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm cấp Nhà nước, Tiêu chuẩn, quy phạm cấp ngành; Nội quy, quy định của đơn vị sản xuất ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động

Kế hoạch bảo hộ lao động bao gồm những nội dung sau:

Ý nghĩa của kế hoạch bảo hộ lao động

Công tác bảo hộ lao động được xây dựng nhằm bảo vệ, phòng ngừa và ngăn chặn những tai nạn lao động, tác hại xấu đến sức khỏe con người, bệnh nghề nghiệp. Kế hoạch bảo hộ lao động là văn bản pháp lý bao gồm những nội dung, công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện.

Ngoài ra, đây cũng là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo Nghị định số: 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ quy định “Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động”

Chính vì thế, kế hoạch bảo hộ lao động vô cùng quan trong để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động.

Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động

  • Biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ.
  • Biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
  • Trang bị những phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động.
  • Chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp
  • Tập huấn, tuyên truyền, giáo dục về bảo hộ lao động.

Yêu cầu của kế hoạch bảo hộ lao động

  • Kế hoạch bảo hộ lao động cần phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
  • Kế hoạch bảo hộ lao động cần đầy đủ 5 nội dung nói trên kèm theo biện pháp, chi phí, thời gian bắt đầu – kết thúc, trách nhiệm riêng của từng cá nhân, bộ phận thực hiện.

Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động

a- Cơ sở lập

  • Nhiệm vụ, tình hình lao động của năm kế hoạch, phương pháp kế hoạch sản xuất kinh doanh.
  • Kế hoạch bảo hộ lao động và thiếu sót của những năm trước.
  • Tổng hợp kiến nghị của người lao động, tổ chức công đoàn, thanh tra.
  • Tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp. Kinh phí được hạch toán vào phí lưu thông, giá thành sản phẩm.

b- Tổ chức thực hiện

  • Tổ chức sự kiện sẽ được diễn ra sau khi kế hoạch bảo hộ được phê duyệt.
  • Bộ phận thực hiện công tác bảo hộ lao động sẽ lên kế hoạch kiểm tra việc thực thi và báo cáo với người sử dụng lao động.
  • Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải kiểm điểm theo định kỳ, đánh giá việc thực thi kế hoạch bảo hộ lao động và báo cáo cho người lao động.

Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động

Công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo hộ lao động diễn ra như sau:

  • Hệ thống thanh tra Nhà Nước về bảo hộ lao động bao gồm: Thanh tra An toàn lao động trong Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội; thanh tra vệ sinh lao động trong Bộ Y tế. Đây là những người có nhiệm vụ thanh tra quá trình bảo hộ lao động trong các ngành, cấp, tổ chức sử dụng lao động. Nếu vi phạm, thanh tra có quyền xử lý tại chỗ.
  • Các cấp ở địa phương hoặc các ngành trong phạm vi quản lý cần được kiểm tra định kỳ về bảo hộ lao động cơ sở.
  • Các cơ sở lao động phải tự kiểm tra để đánh giá tình hình thực tế, phát hiện những sai sót và khác phục kịp thời theo luật Công đoàn và pháp lệnh bảo hộ lao động.
  • Các tổ chức Công đoàn có quyền giám sát các tổ chức sử dụng người lao động chấp hành luật bảo hộ lao động.
  • Ngoài ra, Liên bộ và Tổng liên đoàn lao động và các Liên Đoàn lao động địa phương tiến hành kiểm tra liên tục các cơ sở thi hành chế độ chính sách, pháp luật về bảo hộ lao động.

Khai báo, điều tra tai nạn lao động

Việc thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động là việc làm cực kỳ cần thiết, quan trọng. Bởi đây sẽ giúp phân tích, xác định nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Dựa trên cơ sở đó, có thể tìm ra các biện háp ngăn chặn, phòng ngừa trường hợp tai nạn tương tự. Ngoài ra có thể phân rõ các trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với người tai nạn, liên quan đến tai nạn.

Tất cả các trường hợp tai nạn lao động đều phải khai báo và điều tra theo Quyết định số: 45/KB-QĐ ngày 20/3/1992 của Liên bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trên đây là những kiến thức chi tiết nhất về bảo hộ lao động, quy định, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động cũng như người làm công tác bảo hộ lao động. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!

>>>Xem thêm: Cho thuê xe nâng tại Bắc Ninh uy tín, giá tốt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Zalo