13/10/2022 2908 Views

Kích thước xe nâng – Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe

Kích thước xe nâng hàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn đang có dự tính mua một chiếc xe nâng. Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Xe nâng là một trong những thiết bị quan trọng và phổ biến hiện nay. Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, dòng sản phẩm này trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty, doanh nghiệp trong việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn kích thước của xe nâng cũng như các thông số kỹ thuật của xe để khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm!

Các thông số kỹ thuật của xe nâng

Khác với các dòng xe nâng tay thấp hay tay cao, hiện nay các loại xe nâng như: xe nâng điện bán tự động, xe nâng điện tự động,….có nhiều thông số kỹ thuật. Do đó, để hiểu và chọn mua đúng sản phẩm phù hợp buộc khách hàng phải nắm vững các thông số kỹ thuật của xe.

Kích thước xe nâng – Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe

Dưới đây là một số thông số kỹ thuật chung của dòng xe nâng hiện nay:

Tải trọng (Load capacity)

Đây là thông số quan trọng và cơ bản nhất mà bạn cần phải biết khi mua xe nâng. Tải trọng chính là khả năng mà xe có thể nâng cũng như bốc dỡ hàng hóa. Chẳng hạn, nếu tải trọng của xe 4 tấn thì có nghĩa là xe nâng được tối đa khối lượng hàng hóa là 4 tấn.

Lưu ý: Tải trọng của xe sẽ giảm dần khi nâng lên cao. Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại càng kẹp thì tải trọng nâng cũng giảm theo.

Trọng tâm tải (Load center)

Trọng tâm tải cũng là thông số kỹ thuật quan trọng và trước khi mua xe bạn cần tìm hiểu. Nó được hiểu là khoảng cách giữa trọng tâm xe và hàng hóa

Chiều cao nâng (Lift height)

Chiều cao nâng của xe được đo từ mép trên của càng xuống mặt đất. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn các dòng xe nâng có chiều cao nâng khác nhau

Kích thước xe nâng – Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe

Chiều cao nâng tự do (Free lift)

Chiều cao nâng từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của càng nâng mà tại đó thanh nâng đầu tiên vẫn chưa bị nâng theo được gọi là chiều cao nâng tự do.

Đây cũng là chỉ số quan trọng mà bạn cần tìm hiểu trước khi mua xe nâng hàng hóa.

Kiểu lái (Operator position, Type of drive, Type of operation)

Theo các kỹ thuật viên, các dòng xe nâng hiện nay như: xe nâng điện bán tự động, xe forklift dầu, xe forklift điện,….đều có 2 loại kiểu lái là đứng lái (stand-up) và ngồi lái (sit-on).

Độ nghiêng thanh nâng (Tilt angle)

Độ nghiêng thanh nâng là góc đo của thanh nâng khi ở vị trí thẳng đứng với vị trí ngheeng về phía trước và ngả ra sau.

Thông số kỹ thuật này cho thấy sự linh hoạt cũng như khả năng nâng hàng hóa của xe nâng.

Khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng (Length to face fork)

Theo nhận định của các chuyên gia, khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng giúp bạn có thể xác định được chính xác kích thước thực tế chiều dài của xe.

Bán kính chuyển hướng (Turning radius)

Bán kính được tạo ra khi xe đánh hết lái và quay tròn được gọi là bán kính chuyển hướng. Thông số này giúp người lái có thể canh đường và hàng hóa khi di chuyển.

Kích thước xe nâng – Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe

Chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc (Right aisle stacking aisle width)

Độ rộng quay xe tối thiểu để xe nâng khi đang tiến hoặc lùi có thể xoay vuông góc sang trái hoặc phải được gọi là chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc.

Theo nhận định của các chuyên gia, thông số này vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các dòng xe nâng dùng trong kho có diện tích khiêm tốn như: xe forklift điện, xe nâng điện đứng lái.

Khoảng sáng gầm xe (Ground Clearance)

Thông số này được xác định bằng cách đo chiều cao từ mặt đất đến gầm xe. Theo đó, trước khi lựa chọn mua xe nâng điện, bạn cần lưu ý đến thông số này để hình dung ra khả năng di chuyển của xe qua các đoạn đường gồ ghề.

Chiều cao xe khi thanh nâng hạ thấp nhất (Mast lowered height)

Thông số kỹ thuật này cho bạn biết khả năng xe có thể di chuyển qua cửa ra vào được hay không từ đó lựa được sản phẩm phù hợp nhất.

Chiều cao xe khi thanh nâng lên cao nhất (Mast extended height)

Chiều cao xe khi thanh nâng lên cao nhất sẽ giúp bạn xác định được xe có bị chạm trần khi nâng cao tối đa hay không.

Chiều cao giá đỡ càng (Backrest height)

Thông số này cho biết khả năng đỡ hàng của xe cao bao nhiêu mét. Chẳng hạn, nếu chiều cao giá đỡ càng là 3m thì xe nâng đó có thể đỡ các hàng hóa cao đến 3m.

Nếu bạn có nhu cầu mua xe để chuyển hàng hóa xếp rời hoặc hàng hộp thì cần chú ý đến thông số kỹ thuật này.

Kích thước xe nâng – Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe

Độ mở càng (Fork spread)

Độ mở càng là khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa 2 càng khi bạn đẩy ra hoặc thu vào.

Lực kéo tối đa (Max. Drawbar Pull)

Thông số này quyết định đến việc xe có khả năng kéo bao nhiêu tấn hàng. Đặc biệt, với những khách hàng đang có mục đích dùng xe nâng để kéo hàng từ container thì điều này vô cùng quan trọng.

Hệ thống Tự động khóa an toàn (Auto-lock suspension system)

Hệ thống tự động khóa an toàn sẽ giúp bản vệ xe. Trong trường hợp khi người lái rời khỏi vị trí, xe nâng sẽ tự động khóa chức năng di chuyển, nâng hạ đồng thời phát ra tiếng kêu cảnh báo.

Điều này vô cùng quan trọng và cần thiết bởi nó có thể cảnh báo các trường hợp tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Xe chỉ di chuyển và mở khóa khi người lái quay lại vị trí.

Khả năng leo dốc (Grade ability)

Thông số kỹ thuật này cho biết khả năng xe có thể leo lên được dốc bao nhiêu độ khi nâng hoặc không nâng hàng hóa.

Tốc độ di chuyển (Travel Speed)

Tốc độ di chuyển của xe là thông số chỉ vận tốc xe di chuyển khi nâng hoặc không nâng hàng hóa.

Vì sao cần tìm hiểu các kích thước xe nâng?

Kích thước xe nâng là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần biết khi có ý định mua xe. Bởi nếu bạn mua chiếc xe nâng hàng có kích thước lớn hơn so với chiều rộng của lối đi nơi bạn sử dụng nó thì quả thật là một vấn đề nan giải.

Sở dĩ, cần xem xét đến các con số kích thước này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích vận hành của xe trong các điều kiện kho bãi khác nhau.

kích thước xe nâng

Trong đó, quan trọng nhất là: chiều dài xe nâng, bề rộng xe và bán kính vòng quay. 3 chỉ số này sẽ giúp người mua xác định được chiều rộng lối đi cần thiết để xe nâng hàng có thể hoạt động. Từ đó, tùy vào diện tích kho bãi cũng như mục đích sử dụng mà lựa chọn dòng xe phù hợp nhất.

Ngoài ra, việc hiểu ý nghĩa và nắm bắt rõ các thông số kỹ thuật của xe nâng hàng giúp cho việc thiết kế tiến hành dễ dàng hơn.

Từ những con số trên, các kỹ thuật viên chuyên thiết kế kho xưởng sẽ đưa ra các phương án lựa chọn khác nhau cho chủ doanh nghiệp – những người sở hữu kho hàng và đang có ý định đầu tư xe nâng.

Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về các kích thước của xe nâng, căn cứ vào đặc điểm hàng hóa, mục đích vận chuyển mà người trực tiếp vận hành sẽ đưa ra phương áp và sự lựa chọn sản phẩm hợp lý nhất.

Kích thước xe nâng cơ bản

Dưới đây là 3 kích thước xe nâng cơ bản bắt buộc bạn phải “nằm lòng” nếu có ý định đầu tư xe nâng hàng hóa:

Chiều cao trung bình (overall height)

Chiều cao trung bình của xe nâng là thông số kỹ thuật quan trọng và cần thiết đối với người mua xe. Chiều cao này được tính từ sàn đến điểm cao nhất khi trụ nâng không nới thêm.

Điểm cao nhất của xe có thể là điểm cao nhất của mui xe hoặc trụ nâng. Do đó, bạn cần cẩn trọng để tránh nhầm lẫn khi xem xét.

Ngoài ra, sự thay đổi chiều cao liên quan đến kích thước lốp bánh xe cũng là một trong những yếu tố bạn cần đặc biệt lưu ý.

Kích thước xe nâng hàng

Thông số này vô cùng quan trọng bởi nó giúp bạn biết được chiều cao nào phù hợp với container hàng hoặc cửa kho để xe nâng có thể ra vào mà không bị vướng.

Chiều dài trung bình (overall length)

Chiều dài từ khung sau của xe nâng đến đầu chop càng nâng được xác định là chiều dài trung bình của xe nâng hàng hóa.

Đây là thông số kỹ thuật quan trọng nhất bởi nó giúp bạn xác định được khoảng cách tối thiểu để chiếc xe nâng có thể di chuyển thoải mái trong khi hoạt động.

Chiều rộng trung bình (overall width)

Theo nhận định của các chuyên gia, tùy theo các đo của mỗi người mà chiều rộng trung bình của xe nâng có thể thay đổi.

Thông số này có thể được tính theo khoảng cách giữa méo ngoài của các bánh xe, chiều rộng của hệ thống dàn nâng hoặc tính từ khoảng cách giữa 2 mép 2 bên của vỏ bảo vệ xe.

Do đó, khi mua xe bạn cần lưu ý đến các chi tiết này. Tốt nhất là hãy liên hệ với đại lý bán xe để được hỗ trợ hoặc tham khảo thêm các tài liệu kỹ thuật chi tiết của xe để hiểu rõ hơn.

Trên đây là các thông số kỹ thuật cơ bản của dòng xe nâng hiện nay. Hi vọng thông qua bài viết của xe nâng IFC Việt Nam các bạn sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm hiểu thông số kỹ thuật xe để từ đó lựa chọn được cho mình dòng sản phẩm phù hợp nhất.

>>>Xem thêm: Dịch vụ xe nâng tay thấp 2 tấn chính hãng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Zalo